Peter Pan
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Peter Pan | |
---|---|
Nhân vật trong Peter Pan | |
Hình minh họa Peter Pan chơi kèn ống của F. D. Bedford trong Peter and Wendy (1911) | |
Xuất hiện lần đầu | The Little White Bird (1902) |
Sáng tạo bởi | J. M. Barrie |
Diễn xuất bởi | Nina Boucicault (kịch 1904) Maude Adams (sản xuất đầu tiên tại Mỹ năm 1905) Mary Martin (nhạc kịch 1954) Betty Bronson (phim 1924 film) Robin Williams (Hook) Jeremy Sumpter (phim 2003) Levi Miller (Pan) Robbie Kay (Once Upon a Time) Alexander Molony (Peter Pan & Wendy) |
Lồng tiếng bởi | Bobby Driscoll (phim 1953) Jason Marsden (Peter Pan and the Pirates) Blayne Weaver (2001–nay) Christopher Steele (Kingdom Hearts) Adam Wylie (Jake and the Never Land Pirates) |
Thông tin | |
Bí danh | The Boy Who Wouldn't Grow Up |
Giống loài | Loài người |
Giới tính | Nam |
Quốc tịch | Người Anh |
Peter Pan là một nhân vật hư cấu do nhà viết kịch và tiểu thuyết gia người Scotland là J. M. Barrie tạo ra. Một cậu bé có tinh thần tự do và tinh nghịch, có thể bay và không bao giờ lớn, Peter Pan dành cả tuổi thơ không bao giờ kết thúc để trải qua những chuyến phiêu lưu trên hòn đảo thần thoại Neverland với tư cách là thủ lĩnh của nhóm Lost Boys, cậu có thể tương tác với tiên, hải tặc, nàng tiên cá, người Mỹ bản địa, và đôi khi là cả những đứa trẻ bình thường từ thế giới bên ngoài Neverland.
Peter Pan đã trở thành một biểu tượng văn hóa tượng trưng cho sự ngây thơ và thoát tục của tuổi trẻ. Ngoài hai tác phẩm riêng biệt của Barrie là The Little White Bird (1902, với các chương 13–18 xuất bản trong Peter Pan in Kensington Gardens năm 1906), và Sân khấu West End diễn vở Peter Pan; hoặc, Cậu bé không bao giờ lớn (1904, mở rộng thành tiểu thuyết Peter và Wendy năm 1911), nhân vật đã được giới thiệu trên nhiều phương tiện truyền thông và hàng hóa. Chúng bao gồm phim câm năm 1924, phim hoạt hình năm 1953 của Disney, phim live-action năm 2003, một bộ phim truyền hình dài tập và nhiều tác phẩm khác.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Peter Pan lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là một nhân vật trong The Little White Bird (1902) của Barrie, một cuốn tiểu thuyết dành cho người lớn. Trong chương 13–18, có tựa đề "Peter Pan trong Vườn Kensington", Peter là một cậu bé bảy ngày tuổi và bay từ vườn trẻ đến Vườn Kensington ở London, nơi các tiên nữ và các loài chim dạy cậu bay. Cậu được mô tả là sự "kết hợp giữa" một cậu bé và một con chim. Barrie trở lại với nhân vật Peter Pan, đặt anh ta vào trung tâm của vở kịch sân khấu mang tên Peter Pan, hay Cậu bé không bao giờ lớn, công chiếu ngày 27 tháng 12 năm 1904 tại Nhà hát Duke of York ở London.[1] Sau thành công của vở kịch năm 1904, các nhà xuất bản của Barrie, Hodder và Stoughton, đã trích xuất các chương Peter Pan của The Little White Bird và xuất bản chúng vào năm 1906 với tựa đề Peter Pan in Kensington Gardens, có thêm hình minh họa của Arthur Rackham.[2] Barrie sau đó đã chuyển thể và mở rộng cốt truyện của vở kịch năm 1904 thành một cuốn tiểu thuyết, được xuất bản vào năm 1911 với tên Peter và Wendy.
J. M. Barrie có thể đã xây dựng hình ảnh nhân vật Peter Pan dựa trên người anh trai của ông là David, người anh đã qua đời trong một vụ tai nạn trượt băng một ngày trước sinh nhật lần thứ 14. Mẹ và anh trai của ông luôn coi anh ấy mãi mãi là một cậu bé.[3]
Tuổi
[sửa | sửa mã nguồn]Trong The Little White Bird (1902) và Peter Pan in Kensington Gardens (1906), cậu mới được bảy ngày tuổi.
Mặc dù tuổi chính xác của cậu không được nêu trong vở kịch của Barrie (1904) hoặctiểu thuyết (1911), cuốn tiểu thuyết đề cập rằng cậu vẫn còn đủ tất cả răng sữa từ đó có thể nói nhân vật có vẻ khoảng 12–13 tuổi.
Những ám chỉ về văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Tên của nhân vật đến từ hai nguồn: Peter Llewelyn Davies, một trong năm cậu bé nhà Llewelyn Davies, người đã truyền cảm hứng cho câu chuyện, và Pan, một vị thần nhỏ, nửa người nừa dê trong thần thoại Hy Lạp chuyên chơi kèn ống cho các nymph. Điều này được đề cập đến trong các tác phẩm của Barrie (đặc biệt là Peter Pan in Kensington Gardens), trong đó Peter Pan chơi kèn cho các nàng tiên và cưỡi dê. Thần Pan đại diện cho Tự nhiên hoặc trạng thái tự nhiên của Con người, trái ngược với Văn minh và những tác động của việc giáo dục đối với hành vi con người.
Peter Pan là một người có tinh thần tự do, cậu còn quá nhỏ để vác lấy gánh nặng của các tác động từ phía giáo dục hoặc để được người lớn đánh giá cao về trách nhiệm đạo đức. Là một người 'nửa nọ nửa kia', cậu có thể bay và nói ngôn ngữ của các nàng tiên và các loài chim, Peter là còn có một phần như động vật và một phần con người. Theo nhà tâm lý học Rosalind Ridley, bằng cách so sánh hành vi của Peter với người lớn và với các động vật khác, Barrie đặt ra nhiều câu hỏi hậu Darwin về nguồn gốc bản chất và hành vi của con người. Là 'cậu bé không chịu lớn lên', Peter thể hiện nhiều khía cạnh của các giai đoạn phát triển nhận thức ở trẻ em và có thể được coi là ký ức của Barrie về bản thân khi còn nhỏ, quyến rũ và có tư duy như trẻ em. Hội chứng “Peter Pan” là để chỉ những người đã trưởng thành tuy mang hình hài người lớn nhưng vẫn còn tâm lý như một đứa con nít.
Trong giả thuyết tiêu cực theo tư duy ngược, Peter Pan bị xem là người bắt cóc trẻ em, dụ dỗ chúng vào thế giới thần tiên, cùng chơi với chúng khiến phụ huynh ở nhà lo lắng, phát điên.[4] Peter sẽ tìm cách lừa lũ trẻ tin rằng thời gian ngừng trôi và bọn trẻ có thể thoải mái chơi đùa mà không lo trưởng thành. Sau đó, Peter sẽ đóng vai kẻ giết người hàng loạt, âm thầm ám sát trẻ em khi chúng kết thúc tuổi dậy thì. Thuyền trưởng Hook cũng là một nạn nhân thoát được cái chết từ Peter, nhưng vẫn bị mất bàn tay. Do đó, ông chỉ nhắm vào Peter thay vì bọn nhỏ với mục tiêu để cứu bọn nhỏ khỏi tay Peter.
Nội dung
[sửa | sửa mã nguồn]Peter Pan mang hình hài của một thiếu niên 12 tuổi biết bay, luôn muốn vui chơi và hưởng thụ cuộc sống, chính vì thế cậu luôn tìm cách chối bỏ "sự trưởng thành" và mãi mãi không chịu lớn lên. Cậu sống ở vùng đất Neverland thần tiên cùng các "Lost boys" - Những cậu bé đi lạc và cô tiên Tinkerbell. Tuy nhiên cuộc sống ở đâu cũng vậy, xung quanh Peter không chỉ có bè bạn mà còn có những kẻ luôn thù ghét và tìm cách hãm hại cậu. Thuyền trưởng Hook - một gã cướp biển đáng sợ với 1 cánh tay là chiếc móc câu bằng sắt chính là kẻ thù truyền kiếp của Peter Pan. Hook hận Peter như vậy là vì một bàn tay của hắn đã bị Peter chặt đứt trong một lần giao chiến trước đây.Cùng tên thuộc hạ thân cận Smee, mục tiêu của Hook là đuổi bắt cho bằng được Peter Pan, mà nguyên nhân sâu xa được hé mở là do hắn ghen tị với những vui vẻ mà Peter Pan và The lost boys có được ở độ tuổi trẻ con.
Peter Pan sau những chuyến vui chơi đã vô tình quen biết Wendy - một cô bé đáng yêu sống ở London. Cậu có cảm tình đặc biệt với Wendy và mời cô bé đến Neverland cùng sống với mình. Cả hai trải qua nhiều chuyện và chính Wendy đã mở cho Peter Pan thấy một thế giới mà cậu chưa từng dám đặt chân vào. Peter Pan sợ sự trưởng thành, sợ phải trở thành 1 người đàn ông. Vì thế cậu đã chọn cách trốn tránh để làm một cậu bé suốt đời, nhưng tình cảm dành cho Wendy đã khiến suy nghĩ của Peter thay đổi.
"Peter, it will always belong to you, my first kiss." "Peter, nó sẽ mãi mãi thuộc về cậu, nụ hôn đầu của tôi."
-
Tượng ở Kirriemuir, Scotland
-
Tượng ở Dunedin, New Zealand
-
Tượng Peter Pan ở Great Ormond Street Hospital, London
-
Tượng Peter Pan ở Carl Schurz Park, New York, NYC
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Mr Barrie's New Play. A Christmas Fairy Tale”. The Glasgow Herald. 28 tháng 12 năm 1904. tr. 7. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
- ^ Birkin, Andrew (2003). J.M. Barrie & the Lost Boys. Yale University Press. tr. 47. ISBN 0-300-09822-7.
- ^ Birkin, Andrew. J.M. Barrie and the Lost Boys. Yale University Press, 1986.
- ^ Zing (14 tháng 7 năm 2017). “5 cuốn sách nổi tiếng về những vụ bắt cóc”. Tạp chí điện tử Pháp lý.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- “Peter Pan (Complete)”. 11 tháng 10 năm 1911.
- Peter Pan tại Dự án Gutenberg (1991 Millennium Fulcrum Edition)
- Neverpedia
- Peter Pan: over 100 years of the boy who wouldn’t grow up from the Museum of the City of New York Collections blog